Thẻ: Web lập trình Python online

Khóa học Python Tiếng Việt online Miễn Phí tài liệu PDF trên web

Thầy mến chào các em yêu thích lập trình Python!  Thầy muốn chia sẽ niềm đam mê và kinh nghiệm đó với các em nào muốn thi học sinh giỏi Tin Học ở cấp huyện, cấp tỉnh và muốn thi vào các trường Chuyên Tin. Để có thể tiếp cận với các em ở xa không tới nhà Thầy học được các em có thể học từ xa bằng cách học ” Khóa học Python tiếng việt online Miễn Phí có sẵn tài liệu PDF trên ngay web”

Tài liệu khóa học Python tiếng việt Miễn Phí có file PDF tải về các bạn vào trang của Thầy phía dưới nhé!

Tự học ngôn ngữ lập trình Python từ cơ bản đến nâng cao Miễn Phí tài liệu file PDF luôn nha! Tải về thoải mái ! 

Lập trình Python trên web

Các học viên tham gia khóa học lập trình Python

Những bạn phù hợp tham gia khóa học Python online này?

  • Các em học sinh cấp 2 và cấp 3 muốn tham gia khóa học nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm để đi thi cấp huyện, cấp tỉnh và có mong ước được thi vào các Trường Chuyên Tin như mơ ước!
  • Các em sinh viên học chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin muốn ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi khó khăn sắp tới!
  • Các bạn muốn học lập trình Python để tạo chương trình chép vào các con chip nhớ để tạo robot để tự động hóa trong dây chuyền sản xuất.
  • Muốn học lập trình python để thiết kế trang Website.
  • Lập trình Python để phân tích dữ liệu để dự đoán lưu lượng bán hàng hóa gần đúng nhất ( trong xác suất thống kê)
  • Muốn lập trình python làm các phần mềm kế toán trong các tổ chức tài chính.
  • Các nhà khoa học đang cần phần mềm ứng dụng trong: y tế, môi trường, kinh doanh,dự báo thời tiết, trong các doanh nghiệp…
  • Và còn rất rất nhiều ứng dụng hữu ích mà lập trình Python mang lại trong cuộc sống hằng ngày và trong công việc.
  • Rồi còn chờ gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học lập trình Python bằng tiếng việt Online ” NGAY VÀ LUÔN “ do Thầy Dân: 0937.179.278 ( Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin ) trực tiếp giảng dạy.
Tài liệu học Python miễn phí

Học lập trình Python thấy phát ham!

Lộ trình khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao ?

Học lý thuyết để hiểu rõ các hàm trước giúp Thầy trước!

Các phần mềm lập trình Python:

  • PyCharm EDU là phần mềm lập trình dễ sử dụng nhất mà ở Việt Nam mình đang sử dụng trong thi cấp huyện và cấp tỉnh các bạn có thể tải phần mềm ở phần bên dưới! Tải về đường dẫn tốc độ cao Google Driver ! Các bạn nào không biết có thể liên hệ mình ngay qua số điện thoại Thầy Dân: 093.717.9278
  • Phiên bản dành cho Windows 10 và Windows 11:

Tải bằng google driver

  • Phiên bản dành cho Windows 7:

Tải bằng google driver

Bước đầu học Python cơ bản:

  1. Giải được 100 bài tập cơ bản ví dụ như:
  2. Tính tổng và tích 2 số nguyên a và b ?
  3. Tính trung bình cộng của 3 số nguyên a, b, c ?
  4. Tính Chu vi và diện tích hình vuông ?
  5. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ?
  6. Tính diện tích hình tam giác ?
  7. Tìm số lớn nhất trong 3 số ?
  8. Tính tiền taxi có giảm giá ?
  9. Tính tiền điện ?
  10. Tìm những số chia hết cho 3 và cho 5 ?
  11. Điểm số ước của số nguyên n ?
  12. Kiểm tra số nguyên tố ?
  13. Kiểm tra số chính phương ?
  14. và còn nhiều các bài cơ bản khác nữa ?

 

Học Python từ A đến ZHọc Python từ A đến Z

 

Học và giải các bài tập nâng cao Python

  1. In ra dãy các số Fibonacci ?
  2. Kiểm tra số Happy ?
  3. Kiểm tra số n có trong dãy số Pentagonal ?
  4. In ra số Harshad  thứ n ?
  5. Kiểm tra số nguyên có trong dãy số Pell ?
  6. In ra n số Armstrong ?
  7. In ra n số Collatz đầu tiên ?
  8. In ra n số Kaprekar từ m đến n ?

Miễn phí 10% khóa học lập trình Python online “Hãy đăng ký ngay để được khuyến mãi !” 

  • Qua đường dây nóng hỏi: 093.717.9278 ( Gặp Thầy Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Thầy Dân chuyên bồi dưỡng môn tin học thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, ôn luyện thi vào Trường Chuyên Tin.

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Trung tâm tin học Tấn Dân

Thông tin Khuyến mãi giảm giá học phí!

  • Giảm giá ưu đãi 100.000 đ khi đăng ký 2 bạn sinh viên học sinh trở lên !
  • Giảm 15% khi  tham gia 3 bạn sinh viên học sinh trở lên
  • Lưu ý :
    • Để nhận Ưu đãi học viên vui lòng đăng ký qua số điện thoại gặp Thầy Dân qua số điện thoại & Zalo: 0937.179.278
    • Học phí tham gia khóa học Online 1.600.000 trong 7 tháng.
    • Học từ cơ bản đến nâng cao và đến giải đề thi cấp Huyện.
    • Trong nhiều chính sách ưu đãi học viên chỉ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất!
    • Có nhận học viên thường xuyên
    • Thời gian học từ thứ 3 và thứ 5;  từ 2 giờ đến 4 giờ hàng tuần.
  • Hãy đăng ký ngay để nhận ưu đãi đến hết ngày 10 tháng 10 năm 2024 !

 

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao giải đề Miễn Phí tài liệu pdf

Thật là thiếu sót nếu các bạn không ” Tự học ngôn ngữ lập trình Python từ cơ bản đến nâng cao !” ngay bây giờ. Hiện tại kỹ thuật viên lập trình đang là nghề ” HOT NHẤT “ thường có mức lương khá cao từ trung bình có thể 20 triệu, thậm chí kỹ thuật lập trình giỏi xuất sắc lên tới hơn 100 triệu là chuyện bình thường! Vậy còn chờ gì nữa mà không học ngôn ngữ lập trình Python ” NGAY VÀ LUÔN NÀO ANH EM!”

Top 10 ngôn ngữ lập trình có mức lương cao và sử dụng nhiều nhất thế giới?

  • Hiện tại Python là ngôn ngữ lập trình đời mới bởi vì ngôn ngữ lập trình Python dễ học hơn nhiều so với lập trình Pascal và lập trình C++
  • Cho nên ngôn ngữ lập trình Python đã và đang chiếm lĩnh mức lương cao hàng đầu thế giới.
  • Mặc dù Python là đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng ngôn ngữ lập trình Python đang không ngừng phát triển đã và đang vực mặt các đàn anh ra đời trước đứng xếp thứ top 1 trên thế giới năm 2/2025 về sự lựa chọn.
  • Nguồn: https://www.tiobe.com/tiobe-index/
top 10 ngôn ngữ lập trình hay nhất

top 10 ngôn ngữ lập trình hay nhất

  • Để nói lên Python đang là ngôn ngữ lập trình được các chuyên gia lựa chọn hàng đầu thế giới.
  • Mình sẽ cố gắng viết cho các bạn thật dễ hiểu nhất có thể nhé!
  • Vì đây là mình viết bằng ngôn ngữ bằng Tiếng Việt cho các bạn dễ hiểu.

Ngôn ngữ lập trình Python là gì?

Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, thông dịch, và đa mục đích. Nó được tạo ra bởi Guido van Rossum và ra mắt lần đầu tiên vào năm 1991. Python nổi bật với cú pháp đơn giản, dễ đọc, dễ học, giúp lập trình viên tập trung vào giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

Đặc điểm chính của Python:

  • Dễ đọc, dễ viết: Cú pháp gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên.
  • Đa nền tảng: Chạy được trên Windows, macOS, Linux,…
  • Hỗ trợ lập trình đa phong cách: Hướng đối tượng, lập trình hàm, lập trình thủ tục.
  • Thư viện phong phú: Có sẵn nhiều thư viện mạnh mẽ phục vụ cho khoa học dữ liệu, AI, web, tự động hóa,…
  • Cộng đồng lớn: Rất nhiều tài liệu, khóa học và diễn đàn hỗ trợ.

Python dùng để làm gì?

  • Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) & Học máy (Machine Learning)
  • Phân tích và xử lý dữ liệu lớn (Big Data)
  • Phát triển web (Django, Flask, FastAPI,…)
  • Tự động hóa tác vụ (quét dữ liệu, thao tác file, gửi email,…)
  • Viết ứng dụng di động (Kivy, BeeWare)
  • Phát triển trò chơi (Pygame)

Nếu bạn muốn học lập trình Python, đây là lộ trình phù hợp cho người mới bắt đầu:

Cài đặt phần mềm lập trình Python bao gồm:

  • PyCharm EDU là phần mềm lập trình dễ sử dụng nhất mà ở Việt Nam mình đang sử dụng trong thi cấp huyện và cấp tỉnh các bạn có thể tải phần mềm ở phần bên dưới! Tải đường dẫn tốc độ cao Google Driver ! Các bạn nào không biết có thể liên hệ mình ngay qua số điện thoại 093.717.9278 ( gặp Tấn Dân cử nhân công nghệ thông tin)
  • Phiên bản dành cho Windows 10 và Windows 11:

Tải bằng google driver

  • Phiên bản dành cho Windows 7:

Tải bằng google driver

 


✅ Làm quen với cú pháp cơ bản (biến, kiểu dữ liệu, toán tử)
✅ Viết chương trình đơn giản (in dòng chữ, nhập dữ liệu từ bàn phím)

2. Kiến thức cơ bản

✅ Cấu trúc điều kiện (if...else)
✅ Vòng lặp (for, while)
✅ Hàm (def, return)
✅ Danh sách, tuple, dictionary

✍️ Bài tập thực hành:

  • Làm thực hành100 bài tập cơ bản từ thấp đến cao.
  • Tạo một danh sách số chẵn từ 1 đến 100

Bài 1: các kiểu dữ liệu trong python là gì?

  • Kiểu int: Kiểu số nguyên
  •   Ví dụ: 123, -104
  • Kiểu float: Kiểu số thực
  •   Ví dụ: 5.2, -7.3
  • Kiểu str: Kiểu chuỗi, để trong nháy đôi hoặc nháy đơn
  •   Ví dụ: “Tin học”, ‘ABc’
  • Kiểu bool: Kiểu luận lý, để lưu True hoặc False
  •   Ví dụ 1: t1=True
  •   Ví dụ 2: t2=False

Bài 2: cách sử dụng biến trong python:

  • Trong Python một biến không cần khai báo kiểu dữ liệu,
  • khi ta gán giá trị thì tự động Python sẽ nội suy ra kiểu dữ liệu của biến. Như vậy một biến có thể có nhiều kiểu dữ liệu tùy thuộc vào giá trị mà ta gán.
  • Ví dụ như:
    • x=30
    • name = “Lê Tèo“
    • a = b = c = 1996
    • name, age, male = “Lê Tèo”, 22 , True
  • Các biến được cho dễ dàng như:
  • Ví dụ 1:
    • x=5
    • print(x+2)
  • Ví dụ 2:
    • x=Teo
    • print( +x)
  • Ví dụ 3:
    • x=True
    • print(x)
  • Ví dụ 4:
    • x=5.5
    • print(x+1)

Bài 3: cách nào để ghi chú lệnh trong Python?

  • Cách 1: Trong Python dùng dấu # để cho phép ta ghi chú 1 dòng:
Python từ cơ bản đến giải đề

Cách ghi chú trong python là dấu #

  • Cách 2: Để ghi chú nhiều dòng lệnh, ta dùng “”” “”” (3 cặp nháy đôi)  hoặc ”’ ”'(3 cặp nháy đơn)
Cách viết chương trình Python lớp 10

Cách ghi chú dòng lệnh trong python

Bài 4: cách nào để sử dụng toán tử thường dùng trong Python?

  • Trong ngôn ngữ lập trình python luôn sử dụng các toán tử ví dụ như: cộng, trừ, nhân, chia, chia lấy phần hết, chia lấy phần dư,… để nói lên tóm tắt cho dễ sử dụng trong quá trình lập trình
  1. Toán tử số học cơ bản trong python:

Lập trình Python la gì?

các loại toán tử số học trong python

2. Toán tử gán trong python:

Ngôn ngữ lập trình Python

Toán tử gán trong lập trình Python phần 1

Tài liệu học Python

Tài liệu học Python toán tử gán phần 2

3. Toán tử trong so sánh của python:

Toán tửMô tảVí dụ
==So sánh bằng5 == 5 => kết quả True
!=So sánh không bằng5 != 5  => kết quả False
<So sánh nhỏ hơn5 < 5  => kết quả False
<=So sánh nhỏ hơn hoặc bằng5 <= 5 => kết quả True
>So sánh lớn hơn5 > 5.5 => kết quả False
>=So sánh lớn hơn hoặc bằng113>= 5 => kết quả True
isTrả về true nếu các biến ở hai bên toán tử cùng trỏ tới một đối tượng(hoặc cùng giá trị), nếu không là falsex=5
y=5
print(x is y)
=>kết quả là True
is notTrả về false nếu các biến ở hai bên toán tử cùng trỏ tới một đối tượng(hoặc cùng giá trị), nếu không là truex=5
y=5
print(x is not y)
=>kết quả là False

4. Toán tử logic trong python:

Toán tửMô tảVí dụ
 andToán tử Và: Nếu cả hai điều kiện là True thì kết quả sẽ là True x=2016
print(x%4==0 and x%100!=0)
=>True
 orToán tử Hoặc: Chỉ cần một điều kiện True thì nó True, tất cả điều kiện False thì nó Falsex=2016
print((x%4==0 and x%100!=0) or x%400==0)
=>True
 notToán tử Phủ định. Thông thường nó được dùng để đảo ngược trạng thái logic của toán hạngx=4

if (not x>=5):

print(“Hỏng”)
else:

print(“Đậu”) ==> Hỏng

Bài 5: cách nhập dữ liệu từ bàn phím vào python như thế nào?

1) Hàm input() nhập và xuất ra print():

  • Trong Python để nhập liệu từ bàn phím ta dùng hàm input().
  • Giá trị nhập vào của hàm input() thường là kiểu chuỗi, do đó ta cần chuyển kiểu nếu như muốn lưu trữ giá trị nhập vào không phải kiểu chuỗi.
    • print(“Nhập họ tên:”)
    • s=input()
      print(“Xin chào:”,s)

2) Hàm kiểu số nguyên int() và kiểu số thực float():

  1. Muốn đưa về số int

  • print(“Nhập vào một số nguyên:”)
    x=int(input())
    print(“x+2:”,x+2)

    2. Muốn đưa về số float

  • x=float(input(“Nhập vào một số thực:”))
    print(“x+3:”,x+3)

3. Nhập 1 số nguyên

  • print(“Nhập vào một số nguyên:”)
    x=int(input())
    print(“x+2:”,x+2)

4. Nhập 2 số nguyên trên 1 dòng

  • print(“Nhập vào hai số nguyên trên 1 dòng:”)
    x, y=map(int,input().split())
    print(“x+2:”,x+2)
  • print(“y*2:”,y*3)

Bài 6: cách xuất dữ liệu ra màn hình trong python là sao?

  1. Xuất ra nhiều nội dung cho nhiều biến:

  • Thông thường, hàm print(“Nội dung 1”, “nội dung 2”) sẽ in các chuỗi, biến bên trong cặp dấu ngoặc trên 1 dòng (giống như lệnh writeln trong pascal)
  • s=input(“Nhập họ tên:”)
    print(“Xin chào:”,s)
  • Nếu ta muốn in ra màn hình như lệnh write trong pascal thì thêm tham số end=“” ở  cuối.
    • Vd: print(“Xin chào:”, s, end=“”)
  • Lệnh print(‘a’*10) sẽ in 10 chữ a ra màn hình

2. Dùng lệnh sep=”” để xuất ra giá trị sát vô không khoảng cách:

  • Phân cách giữa các giá trị trong print()Vd:x,y,z=1,2,3print(x,y,z) # sau khi in ra có 1 khoảng cách là:  1  2  3x,y,z=1,2,3print(x,y,z, sep=“”) # sau khi in ra sát vô không có khoảng cách là: 123

3. Xuất ra có định dạng bao nhiêu số thập phân ( xuất ra số dư ):

  • Định dạng số thập phân
  • x=123.426
  • print(“%0.2f”%x) à 123.43  # nếu mình nhập số 2 thì ra 2 số dư
  • print(“%0.1f”%x) à 123.4  # nếu mình nhập số 1 thì ra 1 số dư

Bài 7: cách dùng câu lệnh if  ( nếu ) trong python như thế nào?

  • if ( điều kiện đúng hoặc sai):
    • chạy tiếp điều kiện đúng theo yêu cầu của bài

Chú ý: nếu điều kiện đúng sẽ chạy thực thi lệnh câu trong if, còn nếu điều kiện sai sẽ không chạy

Ví dụ 1:

Web học Python tiếng Việt

Web học Python tiếng Việt

  • dòng 1 nhập điểm trung bình kiểu số thực:
  • dòng 2 nếu điểm trung bình lớn hơn bằng 5
    • nếu điều kiện đúng thì in ra:
      • Bạn đã đậu!
      • Hú hồn!
    • nếu điều kiện sai ( ví dụ: dtb mình nhập là 3) sẽ không làm 2 câu lệnh bên dưới.

Ví dụ 2:

  1. x = int(input(“Nhập một số: “))
  2. if x> 0:
  3.     print(x, “là số dương.”)
  4. print(“Cám ơn bạn đã sử dụng app!”)

Bài 8: dùng câu lệnh if else ( nếu thì ) trong python cách nào?

  • dtb=float(input(“Nhập điểm trung bình:”))
  • if dtb>=5:
    • print(“Bạn đã Đậu”)
    • print(“Hú hồn!”)
  • else:
    • print(“Chúc bạn may mắn lần sau”)
    • print(“Đi phụ hồ nhé!”)
    • print(“Hẹn gặp lại!”)
  • Giải thích:   nếu ta nhập điểm trung bình >=5 thì in 2 câu lệnh “bạn đã đậu ” và ” Hú hồn!” còn ngược lại <5 thì in 3 câu lệnh bên dưới.

Bài 9: dùng câu lệnh if else lòng nhau trong python cách nào?

  • num = float(input(“Nhập một số: “))
  • if num >= 0:
    • if num == 0:
      • print(“Số Không”)
    • else:
      • print(“Số dương”)
  • else:
    • print(“Số âm”)
  • Giải thích:  nhập một số vô, nếu số đó >=0 thì chạy câu lệnh đúng trong if là nếu số =0 thì in ra ” Số Không” còn ngược lại in ra ” Số dương”. Còn ngược lại nếu số <0 thì in ra “Số âm”.

Bài 10: cách dùng if – elif (nếu – ngược lại ) trong python làm thế nào?

  • dtb=float(input(“Nhập điểm trung bình:”))
  • if dtb>=8:
    • print(“Bạn đạt loại Giỏi”)
  • elif dtb>=6.5:
    • print(“Bạn đạt loại Khá”)
  • elif dtb>=5:
    • print(“Bạn đạt loại Trung bình”)
    • print(“Hú hồn!”)
  • else:
    • print(“Cố gắng ở lần sau nhé!”)
  • Giải thích: nhập điểm trung bình kiểu số thực, nếu điểm trung bình >=8 thì in ” Bạn đạt loại Giỏi”, nếu dtb>=6.5 thì in ra ““Bạn đạt loại Khá”, nếu dtb>=5 thì in ra “Bạn đạt loại Trung bình” “Hú hồn!”, ngược lại tất cả các ý trên thì in ra “Cố gắng ở lần sau nhé!”

Bài 11: Câu lệnh lặp for… range ra sao?

1) Câu lệnh lặp for và cú pháp hàm range:

  • Hàm for sử dụng range để định nghĩa vùng dữ liệu lặp và bước lặp
  • Cú pháp hàm range(giá trị bắt đầu, giá trị kết thúc, bước chạy)
  • Ví dụ 1: cách hoạt động của range:
    • range(10)  0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
    • range(1, 10)  1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
    • range(1, 10, 2)  1; 3; 5; 7; 9
    • range(10, 0, -1)  10; 9; 8; 7; 6; 5; 4; 3; 2; 1
    • range(10, 0, -2)  10; 8; 6; 4; 2
    • range(2, 11, 2)  2; 4; 6; 8; 10
  • Ví dụ 2: Cách thức chạy của hàm for… range:
    • for n in range(10):
      •     print(n)     –> 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
    • for n in range(1,10):
      •     print(n)    –> 1 2 3 4 5 6 7 8 9
    • for n in range(1,10,2):
      •     print(n)    –>1 3 5 7 9
    • for n in range(10,0,-1):
      •     print(n)    –> 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
    • for n in range(10,0,-2):
      •     print(n)    –> 10 8 6 4 2
    • for n in range(2,11,2):
      •     print(n)    –> 2 4 6 8 10
  • Ví dụ 3:  Tính tổng các 2 số từ m đến n
m,n=map(int,input().split())
tong=0
for i in range(m,n+1):
    tong+=i
print('tổng=',tong)

Bài 12: Cách dùng câu lệnh while (trong khi) làm sao?

  • Cú pháp cách dùng hàm while:
    • while (điều kiện của bài):
      • Chạy tiếp tục  khi đúng điều kiện của bài
  • Ta có thể kết thúc vòng while bằng cách đưa đưa điều kiện về sai hoặc dùng lệnh break để thoát
  • Ví dụ : câu lệnh lặp while
  • Viết chương trình yêu cầu nhập vào một số nguyên dương [1..10], nếu nhập sai yêu cầu nhập lại. Khi nhập đúng thì xuất ra bình phương của giá trị mới nhập vào.
  • Cách làm 1:
x=0
while x<1 or x>10:
       x=int(input("Nhập một số nguyên x từ 1 đến 10"))
print(pow(x,2))
  • Cách làm 2:

 

x=0
while not (1<=x<=10):
    x=int(input("Nhập một số nguyên x từ 1 đến 10"))
print(x**2)

Ví dụ: 3 tổng các số từ 1 đến số thứ n

 

n=int(input())
s=0
i=1
while i<=n:
    s+=i
    i+=1
print('tổng=',s)

Bài 13: Hàm sử dụng câu lệnh break (phá vỡ) là gì?

  • Hàm break là lệnh đặc biệt dùng để thoát khỏi vòng lặp trực tiếp chứa nó khi đạt được mức yêu cầu nào đó.
  • Gặp lệnh break, chương trình sẽ không thực hiện bất cứ lệnh nào bên dưới nó, mà thoát luôn khỏi vòng lặp.
  • Ví dụ: Viết chương trình vòng lặp vĩnh cửu cho phép phần mềm chạy liên tục, khi nào hỏi thoát mới thoát phần mềm:

 

while True:
    a=int(input('nhập giá trị:'))
    print('Giá trị a bạn nhập là=',a)
    s=input('Muốn tiếp tục phần mềm không? nếu nhấn k thoát, nhấn t tiếp tục=')
    if s=='k':
        break
print('hẹn gặp lại nhé!')

Bài 14: Cách dùng câu lệnh continue (tiếp tục) như thế nào?

  • Câu lệnh continue là từ khóa đặc biệt dùng để nhảy sớm tới lần lặp kế tiếp,
  • Các lệnh bên dưới continue sẽ không được thực thi.
  • Lưu ý khác với break, gặp break thì ngừng luôn vòng lặp,
  • Gặp continue chỉ dừng lần lặp hiện tại đang dở dang để chuyển qua lần lặp tiếp theo.
  • dụ: Tính tổng các số lẻ từ 1->15, ngoại trừ số 3 và số 11

 

tong=0
for i in range(1,16,2):
    if i==3 or i==11:
        continue
    tong+=i
print(tong)

Bài 15: Cách dùng vòng lặp for và else (ngược lại) ra sao?

  • khi ta chạy vòng lặp for , nếu không có điều kiện trong vòng lặp for thì ta dùng else ( ngược lại )
  • Ví dụ: Cho dãy số nguyên, nhập thêm số nguyên x. Tìm xem trong dãy số đã cho có x hay không?

 

a=[2,5,1,3,4]
x=int(input("Nhập số cần tìm"))
for i in range(len(a)):
    if x ==a[i]:
        print ("Có ", x, " ở vị trí ",i)
        break
else:
    print ("Không tìm thấy")

Bài 16: Cách dùng câu lệnh while ( trong khi) và else ( ngược lại) như thế nào?

  • Ví dụ: Nhập số nguyên x. Kiểm tra xem x có phải là số nguyên tố không ?

 

x=int(input("Nhập số nguyên"))
i=2
while i<x:
    if x%i==0:
        break
    i+=1
else:
    print(x, " là số nguyên tố")
if i<x:
    print(x, " Không là số nguyên tố")

Bài 17: Cách sử dụng list ( mảng ) trong python như thế nào?

1)Ta có 4 loại kiểu dữ liệu thường dùng:

  • Hàm list( mảng ) trong Python không giới hạn bao nhiêu phần tử.
  • Hàm list có thể chứa bất kỳ kiểu dữ liệu nào.
    1. khai báo mảng rỗng:
      • a=[]
    2. Khai báo mảng có các giá trị:
      • a=[2,-3,0,5,1]
    3. Khai báo mảng có 10 phần tử với giá trị  mặc định là 2:
      • a=[2]*10 ( thì trong mảng a có 10 phần tử số 2)
    4. Khai báo mảng có 5 phần tử có giá trị mặc định là k:
      • a=[‘k’]*5 ( thì trong mảng a có chữ k)

2)Cách truy cập các phần tử trong mảng a[index]:

  • Ví dụ: a=[2,-3,0,4,-1]
    • print(a[0]) (sẽ in ra số 2)
    • print(a[3]) (sẽ in ra số 4)

3) Cách thay đổi giá trị của một phần tử trong mảng a[vị trí]=số:

  • Ví dụ: a=[2,-3,0,4,-1]
    • a[2]=5 ( thì mảng a lúc này trở thành a=[2,-3,5,4,-1]

4) Cách lấy tổng số phần tử của mảng a ta dùng hàm len(a)

  • Ví dụ mảng a=[2,-3,0,4,-1,9]
    • print(len(a)) ( thì tổng các phần tử của mảng a  là 6)

5) Cách kiểm tra 1 giá trị nào đó có tồn tại trong mảng a hay không?

  • Ví dụ: tìm phần tử x có trong mảng a hay không? Nếu có thì in ra vị trí, nếu không có thì in ” không tồn tại x trong mảng a”

 

a = ["apple","banana","cherry"]
if "apple" in a:
   print("Yes, 'apple' is in the fruits a")
a = [1,5,4, 7, 6]
x=7
if x in a:
   print('Co', x, 'o vi tri',a.index(x))
else:
   print('Khong ton tai x trong mang a')

6) Cách dùng hàm insert ( chèn thêm )  trong mảng a.

  • Muốn chèn thêm một giá trị mới vào vị trí thích hợp ta sử dụng cú pháp
  • insert(vị trí muốn chèn, giá trị muốn chèn):
  • Ví dụ:
    • a=[1,2,3]
      • print(a)  ( mảng a đang có các giá trị [1,2,3] )
    • a.insert(2,9)  ( chèn thêm giá trị số 9 ở vị trí thứ 2)
      • print(a)  ( mảng a bây giờ sẽ trở thành [1,2,9,3] )
    • a.insert(0,17)
      • print(a)  (vậy mảng a trở thành [17,1,2,9,3])

7) Cách sử dụng phương thức append ( nối thêm)  trong mảng a

  • Nghĩa là ta thêm giá trị mới ở cuối danh sách:
  • Ví dụ:
    • a=[1,2,3]
    • a.append(-113)
    • print(a)  ( thì trong mảng a trở thành [1,2,3,-113])

8) Cách sử dụng phương thức pop trong mảng a

  • Nghĩa là xóa giá trị có trong thứ tự index trong danh sách
  • Ví dụ:
    • a=[1,3,2,5]
    • a.pop(1)
    • print(a)  ( mảng a giờ trở thành [1,2,5])

9) Cách sử dụng phương thức remove( xóa giá trị ) trong mảng:

  • Nghĩa là remove( xóa ) giá trị trong danh sách
  • Ví dụ:
    • a=[1,3,2,5,7]
    • a.remove(5)
    • print(a) ( thì mảng a giờ trở thành [1,3,2,7])

10) Cách chạy trong mảng:

 

print("*"*20)
a=[5,7,2,9,6,3,10,17,16]
for x in a:
    print(x,end=' ')
print()
print('*'*20)
for i in range(len(a)):
    x=a[i]
    print(x,end=' ')
print()
print('*'*20)
for i in range(len(a)-1,-1,-1):
    x=a[i]
    print(x,end=' ')
********************
5 7 2 9 6 3 10 17 16 
********************
5 7 2 9 6 3 10 17 16 
********************
16 17 10 3 6 9 2 7 5

Bài 18:  cách sử dụng chuỗi trong python như thế nào?

 

  • Ví dụ:
    • s1=’Tin học’
    • s2=””” Chào mừng các bạn
        • đến với môn học
      • Lập trình Python hay và làm cho mình thông minh hơn”””

1 ) Cách truy cập từng giá trị trong chuỗi ví dụ:

truy cập vị trí của các phần tử trong chuỗi

truy cập vị trí của các phần tử trong chuỗi

  • print(s[2]) ( sẽ in ra chữ n)
  • print(s[-2]) ( sẽ in ra chữ o)

2 ) Cách dùng hàm len để biết có bao nhiêu ký tự trong chuỗi:

  • Ví dụ:
    • s=”Tin hoc”
    • print(len(s)) (trong chuỗi s có 7 phần tử )

3) Cách tìm vị trí chuỗi s1 trong chuỗi s2:

  • Hàm find trả về vị trí đầu tiên tìm thấy.
  • hàm rfind trả về vị trí cuối cùng tìm thấy.
  • Nếu không thấy sẽ trả về -1
  • Ví dụ:

 

s='hello hello hello'
x1=s.find('o')
print(x1)
x2=s.rfind('o')
print(x2)
x3=s.find('x')
print(x3)
4
16
-1

4) Cách tách chuỗi con trong python :

  • x = Hello World!“
  •      01234567891011
  • print(x[2:]) llo World!
  • print(x[:2]) He
  • print(x[:-2]) Hello Worl
  • print(x[-2:]) d!
  • print(x[2:-2]) llo Worl
  • print(x[6:11]) World
  • x[begin:end]

5) Cách nối chuỗi con trong Python:

  • x = “Hello World!“
  • y = “123!“
  • x =x+y à “Hello World!123“
  • Tách chuỗi thành mảng
  • Hàm split dùng để tách chuỗi thành mảng các chuỗi con

6) Cách tách chuỗi vào trong mảng:

  • Ví dụ: Cho một chuỗi ta tách chuỗi thành mảng
s='sv007;Đèo Thị Đẹt;1/1/1999'
a=s.split(';')
for i in a:
    print(i)
  • Kết quả in ra trở thành:
sv007
Đèo Thị Đẹt
1/1/1999

7) Cách duyệt chuỗi trong python:

  • Có 3 cách duyệt chuỗi thường dùng nhen các bạn!
x = "Hello World!"
for i in x:
print(i,end='')
print()
for i in range(len(x)):
print(x[i],end='')
print()
for i in range(0,len(x)):
print(x[i],end='')
  • kết quả trở thành:
Hello World!
Hello World!
Hello World!

8) Cách chuyển chuỗi sang list và ngược lại:

  • x = “Hello World!”
  • a=list(x)
  • print(a) ( Chương trình in ra là  [‘H’, ‘e’, ‘l’, ‘l’, ‘o’, ‘ ‘, ‘W’, ‘o’, ‘r’, ‘l’, ‘d’, ‘!’] )
  • b=””.join(a)
  • print(b) ( chương trình in ra Hello World!)

Bài 19: Cách sử dụng hàm con trong python (lập trình hướng đối tượng)

  • Viết chương trình hàm con tổng cộng các số nguyên từ số m đến số n
def tongcong(m,n):
    tong=0
    for i in range(m,n+1):
        tong+=i
    return tong
m,n=map(int,input().split())
tong=tongcong(m,n)
print(tong)
  • Kết quả ra là:
5 8
26

 Bài 20: Cách sử dụng nhập từ tập tin têntậptin.inp và xuất từ tập tin têntậptin.out

 

import sys
fo="0000.out"
sys.stdin=open(“Tênfile.inp","r")
sys.stdout=open(“Tênfile.out","w")
....
sys.stdin.close()
sys.stdout.close()

Bài 21: bắt lỗi try trong python bằng cách nào?

  • Ví dụ: Nhập vào một số nguyên nếu không đúng số nguyên thì nhập lại ( nhập khi nào đúng số nguyên mới được nếu không thôi chương trình kêu nhập hoài tới cháy máy tính mới ngưng)
while True:
try:
x = int(input('Nhập một số nguyên: '))
break
except ValueError:
print(" Đó không phải số nguyên. Làm lại...")

Kết quả:

Nhập một số nguyên: 5.6
 Đó không phải số nguyên.  Làm lại...
Nhập một số nguyên: 5

Vậy là xong 21 bài viết mỏi cả 2 tay quá rồi ! các anh em nào muốn học Python online nhớ “LIÊN HỆ MÌNH NGAY ” 0937.179.278 (gặp Tấn Dân ) ủng hộ mình nhé !

Châu Á trong đó có Việt Nam đang chuyển mình hướng tới xã hội 5.0 là gì?

Tải Ngay Giáo trình tài liệu tự học Python tiếng việt từ cơ bản đến nâng cao tập tin PDF :

  • Các bạn có thể tải ngay giáo trình tài liệu tự học Python bằng tiếng việt để các bạn có thể tự học tại nhà tập tin PDF
Tải bằng google driver

Tài liệu Python PDF

  • Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tập tin PowerPoint cho dễ xem nhé !
Tải bằng google driver

Tài liệu Python PowerPoint

  • Nếu có vấn đề gì không hiểu hãy liên hệ ngay mình, mình sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn nhé!

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Miễn phí 10% khóa học online “Hãy đăng ký ngay !” còn lại chỉ 3 bạn

  • Qua đường dây nóng hỏi: 093.717.9278 ( Gặp Thầy Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Thầy chuyên bồi dưỡng môn tin học thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Trung tâm tin học Tấn Dân

 

  • Hotline: 093.717.9278 ( Gặp Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Website: vitinhtandan.com
  • Email: vitinhtandan@gmail.com