Thẻ: Tài liệu On thi HSG Tin học THPT Python

100 đề và đáp án thi HSG tin Python cấp huyện 2025

Thầy mến chào các em đang yêu thích môn tin học lập trình Python! Để có thể thi tốt và đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện sắp tới ! Thầy đã soạn ra được các đề hay và bám sát với các đề thi các em phải ôn luyện trong 100 đề và đáp án thi HSG tin Python cấp huyện 2025 là đậu chắc luôn ! Mong các em có thể sắp xếp nhiều thời gian hơn để ôn luyện nhiều hơn để mình được nhiều kinh nghiệm

Đây đã là đề thi số 20 Đề thi học sinh giỏi Tin học THCS có đáp án 

Các đề thi ở cấp huyện cần luyện tập nâng cao:

  1. Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao đến giải đề thi nhé có tài liệu pdf tải về học

nguồn: 300bàicode.vn

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện chợ Gạo năm 2022 – 2023:

100 đề và đáp an thi HSG tin Python

Tài liệu On thi HSG Tin học THPT Python

De thi học sinh giỏi tin 11 Python

Tài liệu on thi HSG Tin học THPT C++

De thi học sinh giỏi Tin lớp 10 cấp trường Python

De thi học sinh giỏi Tin lớp 10 cấp trường Python

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHỢ GẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRUNG HỌC CƠ SỞ.

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: TIN HỌC

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kế thời gian giao đề)

Ngày thi: 14/02/2023

(Đề thi có 03 trang, gồm 05 bài)

TỔNG QUAN BÀI THI

Tên bài File chương trình File dữ liệu vào

*

File kết quả
Bài 1 In sổ lé SOLE.* SOLE.INP SOLE.OUT
Bài 2 Đối xứng DOIXUNG.* DOIXUNG.INP DOIXUNG.OUT
Bài 3 Công tắc đèn SWITCH.* SWITCH.INP SWITCH.OUT
Bài 4 Giải mã thông điệp GIAIMA.* GIAIMA.INP GIAIMA.OUT
Bài 5 Chọn hoa CHONHOA.* CHONHOA.INP CHONHOA.OUT

Dấu * được thay thế bởi PAS, CPP, PY của ngôn ngữ’ lập trình được sử dụng tương ứng là Pascal, C++, Python hoặc phần mở rộng tương ứng với ngôn ngữ lập trình khác.

Bài 1: In số lẻ (4,0 điểm) ?

  • Cho n là một số nguyên bất kì {0<n<1000).
  • Yêu cầu: Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên dương n và đếm xem có bao nhiêu số lẻ được in ra.
  • Dữ liệu vào: Cho từ tệp văn bản SOLE.INP (Có thể nhập từ bàn phím) gồm
  • 1 dòng chứa số nguyên n (0<n<1000).                        ‘
  • Dữ liệu ra: Ghi vào tệp văn bản SOLE.OUT (Có thể in ra màn hình) gồm 2 dòng chứa các thông tin sau:
    • Dòng đầu tiên liệt kê 1 dãy số lẻ.
    •  Dòng thử hai ghi số lượng các số lẻ.
 

Ví dụ:

SOLE.INP SOLE.OUT
20 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 10

 

 

Bài 2: Đối xứng (4.0 điểm ) ?

  • Số nguyên n gọi là số đối xứng nếu đọc từ trái qua phải, hay từ phải qua trái đều được số giống nhau. Chẳng hạn số 11,121,101 là các số đối xứng.
  • Yêu cầu: Viết chương trình tìm tất cả các số đối xứng có từ 2 chữ số trở lên từ n đến m.
  • Dữ liệu vào: Cho từ file văn bản DOIXƯNG.INP gồm 1 dòng chứa 2 số nguyên n, m (n <m) cách nhau bởi dấu-cách.
  • Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DOIXUNG.OUT chứa các số đối xứng có 2 chữ số trở lên từ n đến m; các số cách nhau bởi dấu cách. Nếu không tìm được số đối xứng như yêu cầu thì ghi ra
  • Ví dụ:
DOIXUNG.INP DOIXUNG.OUT
80 110 88 99 101

Bài 3: Công tắc đèn (4,0 điểm) ?

  • Trên vách tường được bố trí dãy liên tiếp các công tắc để điều khiển một bóng đèn điện, mỗi công tắc có thể được bật hoặc tắt. Được biết đèn chỉ được bật sáng khi có ít nhất hai công tắc được bật và không nằm cạnh nhau.
  • Yêu cầu: Với trạng thái của các công tắc, bạn cần phải xác định xem đèn có được bật sáng hay không.
  • Dữ liệu vào: Cho từ file văn bản SWITCH.INP gồm một xâu chứa các ký hiệu “+” hoặc mô tả các trạng thái của công tắc, từ công tắc đầu tiên đến công tắc cuối cùng và theo thứ tự từ trái sang phải. Ký hiệu “+” cho biêt công tăc ở trạng thái “bật” và chỉ trạng thái “tắt”.
  • Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản SWITCH.OUT chứa chữ “On” (không có dấu nháy kép) nếu đèn được bật sáng hoặc “Off ’ (không có dấu nháy kép) trong trường hợp ngược lại.
  • Ví dụ: 
SVVITCH.INP SWITCH.OUT
+-+- On
+–+-++ Off

Bài 4: Giải mã thông điệp (4,0 điểm ) ?

  • Diễn giải:
    • Trong thời đại ngày nay, thông tin cá nhân của mỗi người dễ dàng bị xâm nhập bởi rất nhiều công nghệ hiện đại dùng để nghe lén.
    • Chính vì vậy, một đôi bạn muốn bảo mật thông tin cho nhau đã có sáng kiến nghĩ ra cách trao nhau những thông điệp mà người khác đọc hoặc nghe được thì không hiểu gì.
    • Thông điệp của họ là một câu với nhiều từ được phân biệt bởi ký tự trống (dấu cách) và được sắp xếp lộn xộn để trở thành câu vô nghĩa.
    • Để hiểu nội dung một thông điệp của người bạn gửi cho mình,
    • hai người bạn đã quy ước trước một bộ mã là một dãy số nguyên dương có số lượng số tương ứng với số từ của thông điệp nhằm giải mã thành câu có ý nghĩa.
  • Yêu cầu: Viết chương trình để giúp đôi bạn giải mã một thông điệp cho trước.
  • Dữ liệu vào: Cho từ file văn bản GIAIMA.INP gồm 2 dòng:
    •  Dòng đầu ghi một câu có không quá 255 kí tự là thông điệp được gởi đi.
    •  Dòng thứ hai ghi bộ mã gồm một dãy các số nguyên dương chỉ vị trí các từ của thông điệp trên (mỗi số cách nhau bởi 1 dấu khoảng trắng).
  • Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản GIAIMA.OUT gồm một dòng ghi câu đã được giải mã từ thông điệp đã cho.
  • Ví dụ:
 

GIAIMA.INP GIAIMA.OUT
gioi ban chuc hoc luon

3 2 5 4 1

chuc ban luon hoc gioi

Bài 5: Chọn hoa (4,0 điểm ) ?

  • Diễn giải:
    • Một công ty XYZ nọ, cứ đến mỗi quý là tổ chức sinh nhật cho nhân viên 1 lần.
    • Ông chủ của công ty này tên Bình là người yêu thích hoa lan, cho nên đến lần tổ chức sinh nhật trong quý I năm 2023 này,
    • Ông Bình quyết định đến cửa hàng bán hoa tươi để mua hoa về tặng cho nhân viên.
    • Cửa hàng hiện đang có n (n<= 20) giỏ phong lan rất đẹp được đánh số từ 1 đến n.
    • Các giỏ lan đều đẹp như nhau nên ông phân vân không biết chọn giỏ nào.
    • Ông muốn mua tặng cho nhân viên là k ( k <=n ) giỏ phong lan
  • Yêu cầu: Viết chương trình giúp ông Bình tìm tất cả các cách có the chọn.
  • Dữ liệu vào: Cho từ tệp văn bản CHONIIOA.INP gồm một dòng chứa 2 số nguyên n, k.
  • Dữ liệu ra: Ghi vào tệp văn bản CHONHOA.OUT tất cả các cách chọn có thể và tổng số cách chọn.
  • Ví dụ:
CHONHOA.INP CHONHOA.OUT
4 2 1 2

1 3

1 4

2 3

2 4

3 4

Tong so cach chon: 6

Đáp án bài 1: In số lẻ (4,0 điểm) ?

 

import sys
sys.stdin=open('SOLE.INP','r')
sys.stdout=open('SOLE.OUT','w')
n=int(input())
dem=0
for i in range(n+1):
    if i%2!=0:
        dem+=1
        print(i,end=' ')
print()
print(dem)

 

Đáp án bài 2: Đối xứng (4.0 điểm ) ?

 

import sys
sys.stdin=open('DOIXUNG.INP','r')
sys.stdout=open('DOIXUNG.OUT','w')
def ktdx(n):
    s=str(n)
    return s==s[::-1]
m,n=map(int,input().split())
for i in range(m,n+1):
    if ktdx(i) and i>1:
        print(i,end=' ')

 

Đáp án bài 3: Công tắc đèn (4,0 điểm) ?

 

import sys
sys.stdin=open('SWITCH.INP','r')
sys.stdout=open('SWITCH.OUT','w')
s=input()
a=list(s)
kq=1
for i in range(len(a)-1):
    if (a[i]=='-'and a[i+1]=='-') or (a[i]=='+'and a[i+1]=='+'):
        kq=0
        break
if kq==1:
    print('On')
else:
    print('Off')

 

Đáp án bài 4: Giải mã thông điệp (4,0 điểm ) ?

 

import sys
sys.stdin=open('GIAIMA.INP','r')
sys.stdout=open('GIAIMA.OUT','w')
a=input().split()
b=list(map(int,input().split()))
c=[]
d=[]
for i in range(len(b)):
    c.append(b[i]-1)
for i in range(len(c)):
    for j in range(len(a)):
        if c[i]==j:
            d.append(a[j])
print(*d)

 

Đáp án bài 5: Chọn hoa (4,0 điểm ) ?

 

import sys
sys.stdin=open('CHONHOA.INP','r')
sys.stdout=open('CHONHOA.OUT','w')
n,k=list(map(int,input().split()))
dem=0
for i in range(1,k+2):
    for j in range(2,n+1):
        if i!=j and i<=j:
            dem+=1
            print(i,j)
print('Tong so cach chon:',dem,sep='')

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Miễn phí 10% khóa học lập trình Python online “Hãy đăng ký ngay để được khuyến mãi !” 

  • Qua đường dây nóng hỏi: 093.717.9278 ( Gặp Thầy Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Thầy Dân chuyên bồi dưỡng môn tin học thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, ôn luyện thi vào Trường Chuyên Tin.

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Trung tâm tin học Tấn Dân

Thông tin Khuyến mãi giảm giá học phí!

  • Giảm giá ưu đãi 100.000 đ khi đăng ký 2 bạn sinh viên học sinh trở lên !
  • Giảm 15% khi  tham gia 3 bạn sinh viên học sinh trở lên
  • Lưu ý :
    • Để nhận Ưu đãi học viên vui lòng đăng ký qua số điện thoại gặp Thầy Dân qua số điện thoại & Zalo: 0937.179.278
    • Học phí tham gia khóa học Online 1.600.000 trong 7 tháng.
    • Học từ cơ bản đến nâng cao và đến giải đề thi cấp Huyện.
    • Trong nhiều chính sách ưu đãi học viên chỉ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất!
    • Có nhận học viên thường xuyên
    • Thời gian học từ thứ 3 và thứ 5;  từ 2 giờ đến 4 giờ hàng tuần.
  • Hãy đăng ký ngay để nhận ưu đãi đến hết ngày 10 tháng 10 năm 2024 !

 

 

10 đề thi tin học trẻ THPT có đáp án và tài liệu hay nhất 2024

Đến hẹn lại lên hôm nay thầy ra tiếp đề 10 thi tin học trẻ THPT có đáp án và tài liệu hay nhất 2024 để các em dễ dàng tham khảo và thi thử chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi tin học sắp tới nhé !

Đây đã là đề thi thứ 10 chuyên dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học lớp 9

    1. Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao đến giải đề thi nhé có tài liệu pdf tải về học 

Nguồn: 300bàicode.vn

Đề 10 thi tin học trẻ THPT có đáp án và tài liệu

Thứ tự Tên bài File

chương

trình

File dữ liệu

vào

File kết quả
Bài 1 Phân loại hạng cân trong thi đấu võ thuật D111.* D111.INP D111.OUT
Bài 2 Tính trung bình cộng những số nguyên tố từ m đến n D112.* D112.INP D112.0UT
Bài 3 Tìm số âm nhỏ nhất trong mảng và vị trí D113.* D113.INP D113.0UT
Bài 4 Đếm số lượng ký hiệu trong xâu s D114.* D114.INP D114.0UT
Bài 5 In các xâu con trong xâu s D115.* D115.1NP D115.0UT

Dấu * được thay thế bởi PY, CPP của ngôn ngữ lập trình được sử dụng tương ứng là ngôn ngữ Python hoặc C++

Bài 1: (4 điểm) Phân loại hạng cân trong thi đấu võ thuật ?

  • Diễn giải:
    1. Flyweight: Dưới 58 kg
    2. Bantamweight: Từ 58 kg đến dưới 68 kg
    3. Featherweight: Từ 68 kg đến dưới 80 kg
    4. Light Heavyweight: Từ 80 kg đến 90 kg
    5. Heavyweight: Trên 90 kg
  • Input: Số nguyên X là cân nặng của đấu thủ (0<x<=200).
  • Output: Loại theo mô tả trên
  • Ví dụ về input và output:
input output
49 Flyweight
75 Featherweight

Bài 2: (4 điểm) Tính trung bình cộng những số nguyên tố từ m đến n?

  • Diễn giải:
    • Nhập vào hai số nguyên m và n (m<=n).
    • Tính trung bình cộng các số nguyên tố từ m đến n.
  • Input: Hai số nguyên dương m và n (0<m, n<106), trên một dòng, cách nhau bởi dấu cách.
  • Output: Là trung bình cộng các số nguyên tố từ m đến n, làm tròn đến một chữ số thập phân.
  • Ví dụ:
INPUT

OUTPUT

11 15 12.0
2 13 6.8

Bài 3: (4 điểm) Tìm số âm nhỏ nhất trong mảng và vị trí?

  • Diễn Giải:
    • Nhập vào một mảng số nguyên a: ao, ai, a2,….
    • Tìm số âm nhỏ nhất trong mảng.
  • Input:
    • Một dòng chứa các số nguyên có giá trị tuyệt đối không vượt quá 10 cách nhau bởi dấu cách.
  • Output:
    • Dòng một là số âm nhỏ nhất trong mảng,
    • Dòng hai là vị trí của số âm nhỏ nhất.
    • Nếu không có số âm nào trong mảng thì in “-“
  • Ví dụ:
Input Output
9 -6 3 8 10 -7 -2 -7

5

7 3 8 0 2

Bài 4: (4 điểm) Đếm số lượng ký hiệu trong xâu s?

  • Diễn giải:
    • Nhập vào một xâu s.
    • Đếm số lượng ký hiệu trong xâu s
  • Input:
      • Xâu s trên một dòng, có độ dài không vượt quá 105, chứa các ký tự là chữ cái, chữ số, ký hiệu và các dấu cách.
  • Output: Số lượng ký hiệu trong xâu s (không tính dấu cách)
  • Ví dụ:

Input

Output

Toi hoc LAP TRINH C++ tu nam 2024 2
Thi HOC SINH GIOI mon Tin Hoc vao thang 02/2024 1

Bài 5: (4 điểm) In các xâu con trong xâu s?

  • Diễn giải:
    • Nhập vào một xâu s. In các xâu con trong xâu s
  • Input:
    • Xâu s trên một dòng, có độ dài không vượt quá 105, chứa các ký tự là chữ cái, chữ số, ký hiệu và các dấu cách.
  • Output: In các xâu con trong xâu s, mỗi xâu con trên một dòng
  • Ví Dụ:
Input Output
12345 1
12
123
1234
12345
2
23
234
2345
3

34

345
4

45

5

 

abed a
ab
abc
abed
b
be
bed
c
cd
d

Đáp án bài 1:  Phân loại hạng cân trong thi đấu võ thuật

 

import sys
sys.stdin=open('D111.INP','r')
sys.stdout=open('D111.OUT','w')
n=int(input())
if n<58:
    print('Flyweight')
elif 58<=n<68:
    print('Bantamweight')
elif 68<=n<80:
    print('Featherweight')
elif 80<n<90:
    print('Light Heavyweight')
elif n>90:
    print('Heavyweight')

 

Đáp án bài 2:  Tính trung bình cộng những số nguyên tố từ m đến n?

 

import sys
sys.stdin=open('D112.INP','r')
sys.stdout=open('D112.OUT','w')
def ktnt(n):
    i=2
    while i*i<=n and n%i!=0:
        i+=1
    return i*i>n and n>1
m,n=map(int,input().split())
dem=0
tong=0
for i in range(m,n+1):
    if ktnt(i):
        dem+=1
        tong+=i
tbc=0
if dem>0:
    tbc=tong/dem
    print('%0.1f'%tbc)

 

Đáp án bài 3:  Tìm số âm nhỏ nhất trong mảng và vị trí?

 

import sys
sys.stdin=open('D113.INP','r')
sys.stdout=open('D113.OUT','w')
a=list(map(int,input().split()))
b=[]
for i in range(len(a)):
    if a[i]<0:
        b.append(a[i])
if len(b)>0:
    M=min(b)
    for i in range(len(a)):
        if a[i]==M:
            vt=i
            break
    print(M)
    print(vt)
else:
    print('-')

 

Đáp án bài 4:  Đếm số lượng ký hiệu trong xâu s?

 

import sys
sys.stdin=open('D114.INP','r')
sys.stdout=open('D114.OUT','w')
s=input()
s=s.replace(' ','')
so=0
chu=0
kytu=0
for i in range(len(s)):
    if s[i].isdigit():
        so+=1
    elif s[i].isalpha():
        chu+=1
    else:
        kytu+=1
print(kytu)

 

Đáp án bài 5:  In các xâu con trong xâu s

 

import sys
sys.stdin=open('D115.INP','r')
sys.stdout=open('D115.OUT','w')
def inxauconne(n):
    a=[]
    for i in range(len(n)):
        for j in range(i+1,len(n)+1):
            a.append(n[i:j])
    return a
def inranao(n):
    s=inxauconne(n)
    for i in range(len(s)):
        print(s[i])
s=input()
inranao(s)

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Miễn phí 10% khóa học lập trình Python online “Hãy đăng ký ngay để được khuyến mãi !” 

  • Qua đường dây nóng hỏi: 093.717.9278 ( Gặp Thầy Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Thầy Dân chuyên bồi dưỡng môn tin học thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, ôn luyện thi vào Trường Chuyên Tin.

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Trung tâm tin học Tấn Dân

Thông tin Khuyến mãi giảm giá học phí!

  • Giảm giá ưu đãi 100.000 đ khi đăng ký 2 bạn sinh viên học sinh trở lên !
  • Giảm 15% khi  tham gia 3 bạn sinh viên học sinh trở lên
  • Lưu ý :
    • Để nhận Ưu đãi học viên vui lòng đăng ký qua số điện thoại gặp Thầy Dân qua số điện thoại & Zalo: 0937.179.278
    • Học phí tham gia khóa học Online 1.600.000 trong 7 tháng.
    • Học từ cơ bản đến nâng cao và đến giải đề thi cấp Huyện.
    • Trong nhiều chính sách ưu đãi học viên chỉ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất!
    • Có nhận học viên thường xuyên
    • Thời gian học từ thứ 3 và thứ 5;  từ 2 giờ đến 4 giờ hàng tuần.
  • Hãy đăng ký ngay để nhận ưu đãi đến hết ngày 10 tháng 10 năm 2024 !

 

 

100 đề và đáp án thi HSG Tin Python mới nhất năm 2024

Thầy mến chào các em yêu thích môn tin học mà đặc biệt là các em yêu thích môn lập trình Python. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hoặc thi vào các trường Chuyên Tin vào lớp 10. Thầy sẽ làm tới 100 đề và đáp án thi HSG Tin Python mới nhất năm 2024 để các em có thể tham khảo và tập làm quen với các dạng đề để chuẩn bị thi cho tốt! Thầy chúc các em đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới nhé !

Đây đã là đề thi số 5 đề và đáp án thi HSG Tin Python cấp huyện và cấp tỉnh

  • Còn em nào muốn học lý thuyết thì hãy vào đường dẫn phía dưới nhé ! chép từ bài 1 đến bài 21 là giỏi liền kha kha ! có tài liệu pdf tải về thoải mái !
    1. Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao đến giải đề thi nhé có tài liệu pdf tải về học 

Nguồn: 300bàicode.vn

Đề 5 và đáp án thi HSG Tin Python cấp huyện:

Thứ tự Tên bài File

chương

trình

File dữ liệu

vào

File kết quả
Bài 1 Phân loại “ Buổi ” trong ngày D051* D051.INP D051.OUT
Bài 2 Tính trung bình cộng những số nguyên chia hết cho 2 hoặc 3 từ m đến n D052.* D052.INP D052.OUT
Bài 3 Tìm số nhỏ nhất trong mảng và vị trí D053.* D053.INP D053.OUT
Bài 4 In các từ viết thường trong xâu D054.* D054.INP D054.OUT
Bài 5 Kiểm tra xem số nguyên n có trong dãy số Pell D055.* D055.INP D055.OUT
Dấu * được thay thế bởi PY, CPP của ngôn ngữ lập trình được sử dụng  chương trình tương ứng là Python hoặc C++

 

Bài 1: (4 điểm) Phân loại ” Buổi ” trong ngày

  • Diễn Giải: 
    1. Buổi khuya: Từ 0 giờ đến trước 5 giờ
    2. Buổi sáng: Từ 5 giờ đến trước 11 giờ.
    3. Buổi trưa: Từ 11 giờ đến trước 13 giờ.
    4. Chính ngọ: 12 giờ.
    5. Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 18 giờ
    6. Buổi tối: Từ sau 18 giờ đến trước 0 giờ.
  • Input: Số nguyên n cho biết giờ hiện tại (0<=n<24)
  • Output: “ Buổi ” theo mô tả trên
  • Ví dụ: 
Input Output
7 Buoi sang
12 Chinh ngo

Bài 2: (4 Điểm ) Tính trung bình cộng những số nguyên chia hết cho 2 hoặc 3 từ m đến n

  • Diễn Giải:
    • Nhập vào hai số nguyên m và n (m<=n).
    • Có bao nhiêu số chia hết cho 7 từ m đến n;
    • tính trung bình cộng các số nguyên chia hết cho 2 hoặc 3 từ m đến n.
  • Input: Hai số nguyên dương m và n (0<m, n<106), mỗi số trên một dòng.
  • Output:
    • Số thứ nhất là số lượng các số chia hết cho 7 từ m đến n, dấu cách,
    • số thứ 2 là trung bình cộng các số nguyên chia hết cho 2 hoặc 3 từ m đến n (làm tròn đến một chữ số thập phân),
    • Nếu không có số nào chia hết cho 2 hoặc 3 thi in “0.0”.
  • Ví dụ:
Input Output
4

15

2 9.8
2

11

1 6.0

Bài 3: (4 điểm) Tìm số nhỏ nhất trong mảng và vị trí

  • Diễn giải:
    • Nhập vào một mảng a có n số nguyên:a0,a1,a2,an-1
    • Tìm số nhỏ nhất trong mảng a và vị trí của số nhỏ nhất đó
  • Input: Dòng một là số nguyên n (0<n<10A), n dòng tiếp theo là n số nguyên có giá trị tuyệt đối không vượt quá 105.
  • Output: Dòng một là số nhỏ nhất, dòng hai là vị trí của số nhỏ nhất trong mảng
  • Ví dụ:
Input Output
7 -2
9 6
6
3
8
10
7
2
5 0
20 4
7
6
8
0

Bài 4: (4 điểm) In các từ viết thường trong xâu

  • Diễn giải:
    • Nhập vào một xâu s. In các từ viết thường trong xâu
  • Input: Xâu s trên một dòng, có độ dài không vượt quá 105, chứa các ký tự là chữ cái, chữ số, ký hiệu và các dấu cách.
  • Output: Các từ Viết thường trong xâu theo thứ tự xuất hiện, trên một dòng, cách nhau bởi dấu cách
  • Ví dụ:
Input Output
Toi hoc LAp TRINH C++ tu nam 2024 hoc tu nam
Thi HOC SINH GIOI mon Tin Hoc mon

Bài 5: (4 điểm) Kiểm tra xem số nguyên n có trong dãy số Pell

  • Diễn giải:
    • Nhập vào số nguyên dương n. Kiểm tra xem số nguyên n có trong dãy số Pell không?
    • Dãy số Pell là một dãy số vô hạn, trong đó mỗi số trong dãy được tính theo công thức: Pn*2‘Pn—1+Pn—2 với P0=0 và P1=1
    • Dậy số Pell: 0, 1,2, 5, 12, 29, 70, 169, 408, 985,…
    • Số 0 là số Pell thứ 0
  • Input: Một số nguyên n (0<=n<109)
  • Output: Nếu n là số Pell thì dòng một in “Yes”, dòng 2 in vị trí của số n trong dãy so Pell; ngược lại in “No”
  • Ví Dụ:
Input Output
12 Yes
4
7 No

Đáp án bài 1:  Phân loại ” Buổi ” trong ngày

 

import sys
sys.stdin=open('D051.INP','r')
sys.stdout=open('D051.OUT','w')
n=int(input())
if 0<=n<5:
    print('Buoi khuya')
elif 5<=n<11:
    print('Buoi sang')
elif 11<=n<13 and n!=12:
    print('Buoi trua')
elif n==12:
    print('Chinh ngo')
elif 13<=n<=18:
    print('Buoi chieu')
elif 18<n<24:
    print('Buoi toi')

 

Đáp án bài 2:  Tính trung bình cộng những số nguyên chia hết cho 2 hoặc 3 từ m đến n

 

import sys
sys.stdin=open('D052.INP','r')
sys.stdout=open('D052.OUT','w')
m=int(input())
n=int(input())
tong7=0
for i in range(m,n+1):
    if i%7==0:
        tong7+=1
print(tong7,end=' ')
tong=0
dem=0
for i in range(m,n+1):
    if i%2==0 or i%3==0:
        tong+=i
        dem+=1
tbc=0
if dem>0:
    tbc=tong/dem
    print('%0.1f'%tbc)

 

Đáp án bài 3:  Tìm số nhỏ nhất trong mảng và vị trí

 

import sys
sys.stdin=open('D053.INP','r')
sys.stdout=open('D053.OUT','w')
n=int(input())
a=[]
for i in range(n):
    a.append(int(input()))
M=min(a)
vt=a.index(M)
print(M)
print(vt)

 

Đáp án bài 4:  In các từ viết thường trong xâu

 

import sys
sys.stdin=open('D054.INP','r')
sys.stdout=open('D054.OUT','w')
n=input()
n=n.split()
for i in n:
    if i.islower():
        print(i,end=' ')

 

Đáp án bài 5:  Kiểm tra xem số nguyên n có trong dãy số Pell

import sys
sys.stdin=open('D055.INP','r')
sys.stdout=open('D055.OUT','w')
def Pell(n):
    pell1=[0,1]
    while pell1[-1]<=n:
        pell2=2*pell1[-1]+pell1[-2]
        pell1.append(pell2)
    return pell1
n=int(input())
a=Pell(n)
if n in a:
    print('Yes')
    print(a.index(n))
else:
    print('No')

 

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Miễn phí 10% khóa học lập trình Python online “Hãy đăng ký ngay để được khuyến mãi !” 

  • Qua đường dây nóng hỏi: 093.717.9278 ( Gặp Thầy Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Thầy Dân chuyên bồi dưỡng môn tin học thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, ôn luyện thi vào Trường Chuyên Tin.

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Trung tâm tin học Tấn Dân

Thông tin Khuyến mãi giảm giá học phí!

  • Giảm giá ưu đãi 100.000 đ khi đăng ký 2 bạn sinh viên học sinh trở lên !
  • Giảm 15% khi  tham gia 3 bạn sinh viên học sinh trở lên
  • Lưu ý :
    • Để nhận Ưu đãi học viên vui lòng đăng ký qua số điện thoại gặp Thầy Dân qua số điện thoại & Zalo: 0937.179.278
    • Học phí tham gia khóa học Online 1.600.000 trong 7 tháng.
    • Học từ cơ bản đến nâng cao và đến giải đề thi cấp Huyện.
    • Trong nhiều chính sách ưu đãi học viên chỉ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất!
    • Có nhận học viên thường xuyên
    • Thời gian học từ thứ 3 và thứ 5;  từ 2 giờ đến 4 giờ hàng tuần.
  • Hãy đăng ký ngay để nhận ưu đãi đến hết ngày 10 tháng 10 năm 2024 !

 

Giải đề 3 thi học sinh giỏi Tin học Python C++ cấp huyện có đáp án

Xin chào các em yêu thích lập trình thân mến! để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học sinh giỏi Tin Học Python và C++ cấp huyện đang gần kề sắp tới các em cần phải giải được nhiều đề thi có tính ôn tập chung. Để các em có bước đầu làm quen với đề thi cấp huyện thầy đã soạn thảo ra sẵn trong 20 đề và đây là thầy giải đề 3 thi học sinh giỏi Tin học Python C++ cấp huyện có đáp án kèm theo phía dưới em có thể tham khảo để làm bài tập cho đúng nhé!

    1. Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao đến giải đề thi nhé có tài liệu pdf tải về học 

Nguồn: 300bàicode.vn

Rồi hãy nhanh tay vào giải Giải đề 3 thi học sinh giỏi Tin học Python C++ cấp huyện có đáp án thôi nào!

Thứ tự Tên bài File

chương

trình

File dữ liệu

vào

File kết quả
Bài 1 Tính canh giờ D031* D031.1NP D031.OUT
Bài 2 Tính tổng những số nguyên chẵn từ m đến n D032.* D032.1NP D032.OUT
Bài 3 Đếm số lượng số chia hết cho 5 trong mảng D033.* D033.1NP D033.OUT
Bài 4 In các từ có chiều dài lớn nhất trong

xâu s

D034.* D034.INP D034.OUT
Bài 5 ln số Fibonacci thứ n D035.* D035.1NP D035.OUT

Dấu * được thay thế bởi PY, CPP của ngôn ngữ lập trình được sử dụng tương ứng là Python hoặc C++.

Bài 1: (4 điểm) Tính canh giờ?

  • Diễn giải:
    • Nhập vào giờ và phút hiện tại.
    • Cho thời gian đó thuộc canh nào sau đây:
      • Nếu từ 19 giờ 00 phút đến trước 21 giờ 00 phút: Canh 1
      • Nếu từ 21 giờ 00 phút đến trước 23 giờ 00 phút: Canh 2
      • Nếu từ 23 giờ 00 phút đến trước 01 giờ 00 phút: Canh 3
      • Nếu từ 01 giờ 00 phút đến trước 03 giờ 00 phút: Canh 4
      • Nếu lừ 03 giờ 00 phút đến trước 05 giờ 00 phút: Canh 5
      • Ngoài các khung giờ trên thì in dấu “-“
  • Input: Giờ và phút hiện tại theo dạng hh:mm (00<=hh<24; 00<=mm<60).
  • Output: “Canh” của thời gian đó
  • Ví dụ:
Input Output
03:20 Canh 5
20:45 Canh 1

Bài 2: (4 điểm) Tính tổng những số nguyên chẵn từ m đến n?

  • Diễn giải: Nhập vào hai số nguyên m và n (m<=n). Tính tổng các số chẵn từ m đến n.
  • Input: Hai số nguyên dương m và n (0<m, n<106), trên một dòng, cách nhau bởi dấu cách.
  • Output: Là tổng các số nguyên chẵn từ m đến n.
  • Ví dụ:
Input Output
7 26
2 13 42

Bài 3: (4 điểm) đếm số lượng số chia hết cho 5 trong mảng?

Diễn giải: Nhập vào một mảng a có n số nguyên: ao, ai, a2,     a„-i, đếm số lượng số số chia hết cho 5 của mảng

Input: Dòng một là số nguyên n (0<n<106), n dòng tiếp theo là n số nguyên có giá trị tuyệt đối không vượt quá 105.

Output: Theo yêu cầu

Ví dụ:

Input

Output

7

9

0

3

8

10

7

-2

2
5

20

7

6

8

4

1

Bài 4: (4 điểm) In các từ có chiều dài lớn nhất trong xâu s?

  • Diễn giải: Nhập vào một xâu s. In các từ có chiều dài lớn nhất trong xâu s
  • Input: Xâu s trên một dòng, có độ dài không vượt quá 105, chứa các ký tự là chữ cái, chữ số, ký hiệu và các dấu cách.
  • Output: Các từ có chiều dài lớn nhất trong xâu theo thứ tự xuất hiện, các từ trên một dòng, cách nhau bởi dấu cách.
Input

Output

Toi hoc LAP TRINH python tu nam 2024 TRINH
Thi HOC SINH GIOI mon Tin Hoc SINH GIOI

Bài 5: (4 điểm) In số Fibonacci thứ n?

  • Nhập vào số nguyên dương n. In số Fibonacci thứ n
  • Số Fibonacci là một dãy số vô hạn trong đó mỗi số Fibonacci là tổng của hai số trước đó trong dãy. Dãy bắt đầu bằng hai số 0 và 1, sau đó mỗi số tiếp theo là tổng của hai số ngày trước nó.
  • Dãy Fibonacci thường được định nghĩa bằng công thức sau:
  • F(n)=F(n-1 )+F(n-2) với F(0)=0 va F( 1 )= 1.
  • Ví dụ:
  • F(2)=F( 1 )+F(0)= 1 +0= 1 F(3)=F(2)+F(1)=1+1=2 F(4)=F(3)+F(2)=2+]=3
  • Dãy số Fibonacci: 0, 1, 1,2, 3, 5, 8, 13, 21,34,…
Input

Output

9 21

Đáp án Bài 1: (4 điểm) Tính canh giờ?

 

import sys
sys.stdin=open('D031.INP','r')
sys.stdout=open('D031.OUT','w')
s=input()
if '19:00'<=s<'21:00':
    print('Canh 1')
elif '21:00'<=s<'23:00':
    print('Canh 2')
elif '23:00'<=s or s<'01:00':
    print('Canh 3')
elif '01:00'<=s<'03:00':
    print('Canh 4')
elif '03:00'<=s<'05:00':
    print('Canh 5')
else:
    print('-')

Đáp án bài 2: (4 điểm) Tính tổng những số nguyên chẵn từ m đến n?

 

import sys
sys.stdin=open('D032.INP','r')
sys.stdout=open('D032.OUT','w')
m,n=map(int,input().split())
tong=0
for i in range(m,n+1):
    if i%2==0:
        tong+=i
print(tong)

 

Đáp án bài 3: (4 điểm) đếm số lượng số chia hết cho 5 trong mảng?

 

import sys
sys.stdin=open('D033.INP','r')
sys.stdout=open('D033.OUT','w')
n=int(input())
a=[]
for i in range(n):
    a.append(int(input()))
dem=0
for i in range(len(a)):
    if a[i]%5==0:
        dem+=1
print(dem)

 

Đáp án bài 4: (4 điểm) In các từ có chiều dài lớn nhất trong xâu s?

 

import sys
sys.stdin=open('D034.INP','r')
sys.stdout=open('D034.OUT','w')
n=input().split()
a=[]
for i in n:
    a.append(len(i))
for i in range(len(n)):
    if len(n[i])==max(a):
        print(n[i],end=' ')

 

Đáp án bài 5: (4 điểm) In số Fibonacci thứ n?

 

import sys
sys.stdin=open('D035.INP','r')
sys.stdout=open('D035.OUT','w')
def Fibonacy(n):
    f0=0
    f1=1
    fn=1
    if n<0:
        return False
    elif n==0 or n==1:
        return n
    else:
        for i in range(2,n):
            f0=f1
            f1=fn
            fn=f0+f1
        return fn
n=int(input())
a=[]
for i in range(n+1):
    a.append(Fibonacy(i))
print(a[n])

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Miễn phí 10% khóa học lập trình Python online “Hãy đăng ký ngay !” còn lại chỉ 9 bạn!

  • Qua đường dây nóng hỏi: 093.717.9278 ( Gặp Thầy Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Thầy chuyên bồi dưỡng môn tin học thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Trung tâm tin học Tấn Dân

 

  • Hotline: 093.717.9278 ( Gặp Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Website: vitinhtandan.com
  • Email: vitinhtandan@gmail.com

5 đề thi Python học sinh giỏi tin học THCS có đáp án tài liệu ôn thi

Chào các em yêu thích tin học lập trình Python, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt sắp tới thầy có soạn ra 5 đề thi Python học sinh giỏi tin học THCS có đáp án và tài liệu ôn thi  để các em thi cho tốt nhé!

Đầu tiên các em cần ôn tập lại tất cả kiến thức về các hàm, vòng lập for, while, cách tạo các hàm def cho tốt nhé ! Các em vào đường dẫn phía dưới nhé!

Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao đến giải đề Miễn Phí tài liệu pdf.

Khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao miễn phí

Khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao miễn phí

  • Rồi sau khi ôn lại kiến thức đã học các em vào tự giải đề trước rồi xem đáp án sau nhé!
  • Hôm nay thầy sẽ giải đề thi học sinh giỏi tin học lập trình Python huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRUNG HỌC CƠ SỞ,

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: TIN HỌC

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 14/02/2023

(Đề thi có 03 trang, 05 câu)

TỔNG QUAN CÁC BÀI THI:

Tên bài

File chương trình File dữ liệu vào

File kết quả

Câu 1. Công nhân CONGNHAN.* TT.INP KQ.OUT
Câu 2. Thăm bạn THAMBAN.* KANGAROO.INP KANGAROO.OUT
Câu 3. xếp hàng XEPHANG * XEPHANG.INP XEPHANG.OUT
Câu 4. Dãy nhị phân DAYNHIPHAN. * DAYNHIPHAN.INP DAYNHIPHAN.OUT
Câu 5.

 

Đổi tiền DOITIEN.*

 

DOITIEN.INP DOITIEN.OUT

Dấu * được thay thế bởi PAS, CPP, PY của ngôn ngữ lập trình được sử dụng tương ứng là Pascal, C++, Python hoặc phần mở rộng tương ứng với NNLT khác

Câu 1:  Công nhân (4.0 điểm)

  • Diễn Giải:
    • Công ty A đưa rước cho N nhóm công nhân đi làm, nhóm thứ i cách công ty di km (i—1, 2, 3, …, N).
    • Công ty có M xe được đánh số từ 1 đến M (M>N) để phục vụ cho việc đưa rước các nhóm công nhân.
    • Xe thứ j có mức tiêu thụ xăng là vj đơn vị thể tích/km (j=l, 2, 3, . ., M).                                                                                    .
  • Yêu cầu: Hãy chọn N xe để phục vụ cho việc đưa các nhóm công nhân đi làm, mỗi xe chỉ phục vụ cho một nhóm, sao cho tổng chi phí xăng cần sử dụng là ít nhất.     •
  • Dữ liệu: Vào file văn bản TT.INP:                                                        Ị
    • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương N, M (N<M<200);
    • Dòng thứ hai chứa các sô nguyên dương dl, d2,…, dN;
    • Dòng thứ ba chứa các số nguyên dương vl, v2, …, vM;
    • Các số trên cùng một dòng được ghi cách nhau bởi dấu cách. I
  • Kết quả: Ghi ra file văn bản KQ.OUT:
    • Dòng đầu tiên chứa tổng lượng xăng cần dùng cho việc đưa rước công nhân (không tính lượt về);
    • Dòng thứ 2 trở đi ghi chỉ số xe đã sử dụng để chở công nhân.
  • Ví dụ: 
TT.INP KQ.OUT
47 454
6 1115 12 2
15 13 19 10 11 20 9 4
5
7

Câu 2: Thăm bạn (4.0 điểm)

  • Diễn Giải:
    • Một chú Kangaroo muốn đi thăm một người bạn cách đó một khoảng n (đơn vị dm). Kangaroo chỉ có hai cách di chuyển, một là nhảy ngắn a (đơn vị dm), hai là nhảy dài b (đon vị dm).
    • Hỏi chú Kangaroo cần nhảy ít nhât bao nhiêu bước nhảy để đến được nhà người bạn (phải nhảy vừa đủ, không nhảy quá nhà bạn).
  • Dữ liệu vào từ file: INP gồm ba số nguyên dương n, a, b cách nhau một khoảng trắng (l<n<109, l<a< b<50).
  • Kết quả ra file: KANGAROO.OUT
    • Dòng 1 ghi tổng số bước nhảy ít nhất của chú
    • Dòng 2 cho biết số bước ngắn, số bước dài.
KANGAROO.INP KANGAROO.OƯT
21 25

 

6

3 ngan, 3 dai

Câu 3: Xếp hàng ( 4.0 điểm )

  • Diễn giải:
    • Trong giờ sinh hoạt tập thể, lớp 9A có n học sinh (n<45) xếp thành hàng dọc.
    • Mỗi học sinh có chiều cao a[i] (i=l, 2, 3,….n).
    • Em hãy viết chương trình đếm số bạn có chiều cao bằng nhau nhiều nhất.
  • Dữ liệu vào từ file:  XEPHANG.INP
    • Dòng thứ nhất chứa số tự nhiên n.
    • Dòng thứ hai gồm n số tự nhiên a[i], mỗi số ứng với chiều cao của từng bạn (đơn vị cm), các số cách nhau một khoảng trắng.
  • Kết quả ra file: XEPHANG.OUT
    • Dòng thứ nhất: Ghi tổng số bạn có chiều cao bằng nhau nhiều nhất.
    • Dòng số 2: Ghi các chiều cao tương ứng.
  • Ví dụ:
XEPHANG.INP XEPHANG.OUT
10 3
160 156 158 160 159 158 159 160 158 161 158
160

Câu 4: Dãy nhị phân (4.0 điểm)

Diễn giải: Cho dãy nhị phân có độ dài là n. Hãy kiểm tra dãy nhị phân này có chứa các sô 0 và 1 xen kẽ nhau không?

Dữ liệu: Vào từ file văn bản DAYNHIPHAN.INP gồm :

  • Dòng đầu chứa số nguyên n (l<n<106)
  • Dòng thứ 2 chứa dãy nhị phân có độ dài n

Kết quả:

  • Ghi ra file văn ban DAYNHIPHAN.OUT chữa chữ “YES” nếu đó là dãy chứa các số 0 và 1 xen kẽ nhau, ngược lại ghi “NO”.
  • Dòng thứ 2 là số thập phân tương ứng được đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân.
  • Lưu ý cách đổi số từ hệ nhị phân (ví dụ 1101) sang hệ thập phân:
  • 1×23 + 1×22 + 0x21 +1×2° = 8+4+0+1=13
DAYNHIPHAN.INP DAYNHIPHAN.OUT
5 YES
10101 21

Câu 5: Đổi tiền(4 0 điểm)

  • Diễn giải: Em hãy viết chương trình đổi số tiền N ( N là số nguyên và 0<=N<1000000) sang chuỗi tương ứng?
  • Dữ liệu vào từ file: DOITIEN.INP
    • Gồm một dòng chứa số tự nhiên n.                                                                    I
  • Kết quả ra file: DOITIEN.OUT
    • Gồm một dòng ghi số tiền bằng chữ tương ứng
  • Ví dụ:
DOITIEN.INP DOITIEN.OUT
0 Khong dong
98 Chin muoi tam dong
809 Tam tram le chin dong
605305 Sau tram le nam nghin ba tram le nam dong
999999 Chin tram chin muoi chin nghin chin tramf chin muoi chin dong

………………………………………………………Hết……………………………………………….

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án tin học lập trình python câu 2 thăm bạn:

 

import sys
sys.stdin=open('KANGAROO.INP','r')
sys.stdout=open('KANGAROO.OUT','w')
n,a,b=map(int,input().split())
tong=0
k=[]
for i in range(1,n):
    for j in range(1,n):
        if i*a+j*b==n:
            tong=i+j
            k.append(tong)
Min=min(k)
for i in range(1,n):
    for j in range(1,n):
        if i*a+j*b==n and i+j==Min:
            print(Min)
            print(i,' ngan,',j,' dai',sep='')
            break

Đáp án tin học lập trình python câu 3 xếp hàng:

import sys
sys.stdin=open('XEPHANG.INP','r')
sys.stdout=open('XEPHANG.OUT','w')
n=int(input())
a=list(map(int,input().split()))
b=a.copy()
i=0
while i<len(b)-1:
    j=i+1
    while j<len(b):
        if b[i]==b[j]:
            b.pop(j)
        else:
            j+=1
    i+=1
c=[]
for i in range(len(b)):
    c.append(a.count(b[i]))
Max=max(c)
dem=0
e=[]
for i in range(len(b)):
    if a.count(b[i])==Max:
        e.append(b[i])
        dem+=1

if dem>0:
    print(Max)
    for i in sorted(e):
        print(i)

Đáp án tin học lập trình python câu 4 dãy nhị phân:

 

import sys
sys.stdin=open('DAYNHIPHAN.INP','r')
sys.stdout=open('DAYNHIPHAN.OUT','w')
n=int(input())
s=input()
s=list(s)
dk=1
for i in range(len(s)-1):
    if (s[i]=="1" and s[i+1]=='1') or (s[i]=="0" and s[i+1]=='0'):
        dk=0
if dk==1:
    print('Yes')
else:
    print('No')
tong=0
for i in range(len(s)):
    tong+=int(s[i])*(2**(len(s)-1-i))
print(tong)

Đáp án tin học lập trình python câu 5 đổi tiền:

 

import sys
sys.stdin=open('DOITIEN.INP','r')
sys.stdout=open('DOITIEN.OUT','w')
def chuadauhoa(s):
    s=list(s)
    a=[]
    a.append(s[0].uper())
    for i in range(1,len(s)):
        a.append(s[i])
    return a
s=input()
s=list(s)
print(s)
b=[]
for i in range(len(s)):
    b.append(int(s[i]))
print(b)
a=['khong','mot','hai','ba','bon','nam','sau','bay','tam','chin']
c=[]
for i in b:
    c.append(a[i])
print(c)
if len(c)>=3:
    for i in range(len(c)):
        if c[i]=='khong':
            c[i]='le'
if len(c)==1:
    print(c[0],end='')
elif len(c)==2:
    if c[0]=='le':
        print(c[0],c[1],end='')
    else:
        print(c[0],'muoi',c[1],end='')
elif len(c)==3:
    if c[1]=='le':
        print(c[0],'tram',c[1],c[2],end='')
    else:
        print(c[0],'tram',c[1],'muoi',c[2],end='')
elif len(c)==4:
    if c[2]=='le':
        print(c[0],'nghin',c[1],'tram',c[2],c[3],end='')
    else:
        print(c[0],'nghin',c[1],'tram',c[2],'muoi',c[3],end='')
elif len(c)==5:
    if c[3]=='le':
        print(c[0],'muoi',c[1],'nghin',c[2],'tram',c[3],c[4],end='')
    else:
        print(c[0],'muoi',c[1],'nghin',c[2],'tram',c[3],'muoi',c[4],end='')
elif len(c)==6:
    if c[4]=='le' and c[1]=='khong':
        print(c[0],'tram',c[1],'muoi',c[2],'nghin',c[3],'tram',c[4],c[5],end='')
    elif c[1]=='le' and c[4]=='le':
        print(c[0],'tram',c[1],c[2],'nghin',c[3],'tram',c[4],c[5],end='')
    else:
        print(c[0],'tram',c[1],'muoi',c[2],'nghin',c[3],'tram',c[4],'muoi',c[5],end='')
print(' dong')

Chú ý: bài đáp án chỉ có tính chất tham khảo bạn nào có cách giải hay hơn, hoặc có cách giải khác hãy đăng ký và để lại bình luận mình sẽ giải thích cho nhé !

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Giải đề 2 có đáp án thi HSG tin học python chuyên tin Tiền Giang năm 2024 – 2025

Đề thi HSG chuyên tin tiền giang 2024 - 2025

10 đề thi đáp án thi Python

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

  • Hotline: 093.717.9278 ( Gặp Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Website: vitinhtandan.com
  • Email: vitinhtandan@gmail.com

 

10 đề thi đáp án thi Python HSG tin học lớp 10 THCS cấp Huyện

Thầy Tấn Dân sẽ giải cho các em 10 đề thi và đáp án thi HSG ( học sinh giỏi )  tin học python lớp 10 THCS ( Trung học cơ sở ) cấp Huyện ở Tiền Giang cho các bạn tham khảo thêm nhé!

Danh sách 10 đề thi và đáp án thi HSG tin học python:

  • Rồi để các bạn cũng cố kiến thức trước khi vào giải đề các bạn hãy vào xem bài :

Tự học Python từ cơ bản đến nâng cao giải đề Miễn Phí tài liệu pdf tải về miễn phí nhé!

Khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao miễn phí

Khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao miễn phí

 

Tải bằng google driver

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ MỸ THO

TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2022 – 2023

Môn: TIN HỌC

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 14/02/2023

(Để thi có 03 trang, gồm 05 bài)

TỔNG QUAN CÁC BÀI THI GỒM:

Tên bài File chưong trình File dữ liệu vào File kết quả
Bài 1. APERTURE.* APERTURE.INP APERTURE. OUT
Bài 2. STEP.* STEP.INP STEP. OUT
Bài 3. SUMSQDIGIT.* SUMSQDIGIT.INP SUMSQDIGIT.OUT
Bài 4. SYNSTRING.* SYNSTRING.INP SYNSTRING.OUT
Bài 5. PERIJPOLYGON.* PERIPOLYGON.INP PERIPOLY GON.OUT
Dấu * được thay thế bởi PAS, CPP, PY của ngôn ngữ lập trình được sử dụng tương ứng là Free Pascal, c++, Python hoặc phần mở rộng tương ứng với NNLT khác.

Bài 1. (4 điểm) LỖ HỎNG CHỮ SỐ ?

  • Khái niệm:
    • Cho các chữ số từ 0 đến 9, nếu một chữ số bất kỳ có một đường khép kín thì ta gọi chữ số đó có 1 lô hông,
    • Chữ số có hai đường khép kín thì ta gọi chữ số đó có 2 lỗ hổng và chữ số không có đường khép kín nào thì ta gọi chư số đo có 0 lỗ hổng.
    • Ví dụ: Chữ số 0; 4; 6; 9 có 1 lỗ hổng.
    • Chữ số 8 có 2 lỗ hổng.Chữ số 1; 2; 3; 5; 7 có 0 lỗ hổng.
  • Yêu cầu: Cho số n (n <= 1O100), đếm xem số đó có bao nhiêu lỗ hổng.
  • Dữ liệu đầu vào: Nhập vào từ file APERTURE.INP giá trị số n.
  • Dữ liệu xuất ra : Xuất ra file OUT số các lỗ hổng.
  • Ví dụ:
APERTURE.INP APERTURE.OUT
2456878989 10
11111222223333355555577777777777777 0

Bài 2: ( 4 điểm ) SỐ BẬC THANG ?

  • Khái niệm: Biết một số được gọi là số bậc thang nếu biểu diễn thập phân của nó có nhiều hơn một chữ số,
  • Theo thứ tự từ trái qua phải và chữ số đứng sau (bên phải) lớn hon chữ số đứng trước (bên trái) 1 hoặc 2 đơn vị.
  • Số thỏa điều kiện trên được gọi là số bậc thang.
  • Yêu cầu: Cho số nguyên dương n là số lượng các số cần kiểm tra (n<=1010) và một dãy các số cần kiểm tra bậc thang ai (ai <= 1010 ), dãy các sô cần kiểm tra ai được cách nhau 1 khoảng cách. Kiểm tra có bao nhiêu số ai trong dãy số trên thỏa điều kiện là số bật thang. Đặc biệt, nếu ai <=9 thì số bậc thang bằng 0.* Dữ liệu đầu vào: Nhập vào từ file STEP.INP, dòng thứ 1 chứa số nguyên dương n, dòng thứ 2 chứa dãy các số cần kiểm tra số bộc thang,- Dừ liệu đầu ra: Xuất ra file STEP.OUT số lượng các số bậc thang.
  • Ví dụ:
STEP.INP STEP.OUT
4

123 13468 1244 13579

3
12

12 24 35 22 100 5689 34567 25678 43567 1234679 2 1456

6

Bài 3. (4 điểm) TỔNG BÌNH PHƯƠNG CHỮ SỐ ?

  • Khái niệm: Cho một số có dạng n= 9…78 trong đó có k chữ số (n<10250). Cho sổ n=998, số x được thành lập từ số n bằng cách ghép bình phương từng chữ số từ trái sang phải của số n, ta được số x=818164. tổng các chữ số của số x là 28.
  • Yêu cầu: Hãy tính tổng các chữ số của số x, x được tạo bằng cách ghi từng chữ số của n ở dạng bình phương theo thứ tự ghi số từ trái sang phải.
  • Dữ liệu đầu vào: Nhập vào từ file văn bản SUM_SQDIGIT.INP số k (2< k< 250)
SUM_SQDIGIT.INP SUM_SQDIGIT.OUT
998 28
8967999999997432222 140

Hãy hỏi đáp thắc mắc tại nhóm đam mê lập trình python Việt Nam !

10 đề thi đáp án thi Python HSG tin học lớp 10 THCS cấp Huyện

cộng đồng python việt nam

Bài 4: (4 điểm) XÂU ĐỒNG BỘ DÀI NHẤT ?

  • Khái niệm: Một xâu gọi là xâu đồng bộ, nếu xâu đó có tất cả ký tự giống nhau.
  • Yêu cầu: Cho xâu s, hãy đưa ra xâu con đồng bộ dài nhất ( nếu có nhiều xâu con đồng bộ dài nhất, ta đưa ra xâu con đồng bộ dài nhất đầu tiên tính từ bên trái).
  • Dữ liệu đầu vào: Nhập từ file văn bản SYNSTRING.INP xâu S ( 1<= độ dài xâu s <=105
  • Dữ liệu đầu ra: Xuất ra file văn bàn SYNSTRING.OUT, xâu con dài nhất là xâu đồng bộ trong s.
  • Ví dụ:
SYNSTRING.INP SYNSTRING.OUT
02203 22
jhfgkjgflkhgeeehhkkkkkaaaaakkkk kkkkk

Bài 5. (4 điểm) CHU VI VÀ DIỆN TÍCH ĐA GIÁC LỒI ?

  • Khái niệm: Đa giác lồi là đa giác thuộc về một phía của đường thẳng chứa cạnh bất kì của da giác.
  • Yêu cầu: Lập trình giải quyết bài toán tính chu vi và diện tích da giác lồi bất kỳ với số cạnh n>=3 và được cho bởi tọa độ đỉnh Ai, A2j A3,An.
    • Tọa độ các đỉnh của đa giác lồi tương ứng là Ai(xl,yl); A2(x2,y2); A3(x3,y3); …;An(xn,yn), (với n là số đỉnh).
    • Chu vi da giác lồi là tổng các cạnh=A1A2+A2A3+A3A(+…+A n.]An+AnAi
    • Diện tích da giác lồi bằng tổng diện tích các tam giác A1A2A3, A1A3A4,A1A4A5…A1An-1An
    • Độ dài AiA2=V(xl – xiy + (y 1 – y2Ỵ\ các cạnh còn lại tương tự.
    • Cả chu vi và diên tích được làm tròn đến hàng đơn vị. Lưu ý chi làm tròn chu vi và diện tích không làm tròn độ dài cạnh; khi xuất kết quà chu vi, diện tích vào file mới được phép làm tròn và thống nhất làm tròn đến hàng đơn vị theo quy tắc làm Ưòn toán học.
  • Dữ liệu đầu vào: Dòng đầu của tệp PERI_POLYGON.INP là số đỉnh, các dòng còn lại là tọa độ (xi,yi) của các đỉnh đa giác lồi.
  • Dữ liệu đầu ra: Dòng đầu của tệp PERI_POLYGON.OUT là chu vi, dòng thứ hai là diện tích.
  • Ví dụ:

 

PERI_POLYGON.INP PERI_POLYGON.OUT
3 184
30 30 1462
75 15
90 75

4 87
9 16 348
24 11
42 14
42 31

HẾT

Thí sinh được sử dụng các loại máy tính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, thí sinh không được sứ dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

Đáp án thi python bài 1 LỖ HỎNG CHỮ SỐ ?

 

import sys
sys.stdin=open('APERTURE.INP','r')
sys.stdout=open('APERTURE.OUT','w')
s=list(input())
tong=0
for i in range(len(s)):
    if s[i]=='0' or s[i]=='4' or s[i]=='6'or s[i]=='9':
        tong+=1
    elif s[i]=='8':
        tong+=2
print(tong)

Đáp án thi python Bài 2: SỐ BẬC THANG ?

 

import sys
sys.stdin=open('STEP.INP','r')
sys.stdout=open('STEP.OUT','w')
def ktbatthang(n):
    s=str(n)
    if len(s)>1:
        dem=0
        for i in range(len(s)-1):
            if int(s[i+1])-int(s[i])==1 or int(s[i+1])-int(s[i])==2:
                dem+=1
        if dem==len(s)-1:
            return True
        else:
            return False
    else:
        return False
n=int(input())
a=list(map(int,input().split()))
dem=0
for i in range(len(a)):
    if ktbatthang(a[i]):
        dem+=1
print(dem)

Đáp án bài 3. TỔNG BÌNH PHƯƠNG CHỮ SỐ ?

 

import sys
sys.stdin=open('SUMSQDIGIT.INP','r')
sys.stdout=open('SUMSQDIGIT.OUT','w')
def binhphuong(s):
    n=int(s)
    n=n**2
    n=str(n)
    tong=0
    for i in range(len(n)):
        tong+=int(n[i])
    return tong

s=input()
s=list(s)
tong=0
for i in range(len(s)):
    tong+=binhphuong(s[i])
print(tong)

Đáp án bài 4:  XÂU ĐỒNG BỘ DÀI NHẤT ?

 

import sys
sys.stdin=open('SYNSTRING.INP','r')
sys.stdout=open('SYNSTRING.OUT','w')
def ktgiong(a,b):
    if a==b:
        return True
    else:
        return False
s=input()
s=list(s)
print(s)
a=[]
for i in range(len(s)-1):
    if s[i]==s[i+1]:
        a.append(s[i])
    elif s[i+1]==s[i+2]:
        a.append(s[i+1])
print(a)
b=a.copy()
i=0
while i<len(b)-1:
    j=i+1
    while j<len(b):
        if b[i]==b[j]:
            b.pop(j)
        else:
            j+=1
    i+=1
print(b)
c=[]
for i in range(len(a)):
    while not a[i] in c:
        c.append(a[i])
print(c)

Đáp án bài 5: CHU VI VÀ DIỆN TÍCH ĐA GIÁC LỒI ?

 

import sys,math
sys.stdin=open('PERIJPOLYGON.INP','r')
sys.stdout=open('PERIJPOLYGON.OUT','w')
def tinhcanh(x1,y1,x2,y2):
    canh=(x1-x2)**2+(y1-y2)**2
    canh=math.sqrt(canh)
    return canh
def dientich(a,b,c):
    if a+b>c and a+c>b and c+b>a and a>0 and b>0 and c>0:
        p=(a+b+c)/2
        k=math.sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c))
        return k
    else:
        return 0
n=int(input())
a=[]
for i in range(n):
    b=list(map(int,input().split()))
    a.append(b)
tong=0
c=[]

for i in range(len(a)-1):
    for j in range(len(a[0])-1):
        c.append(tinhcanh(a[i][j],a[i][j+1],a[i+1][j],a[i+1][j+1]))
c.append(tinhcanh(a[0][0],a[0][1],a[len(a)-1][len(a[0])-2],a[len(a)-1][len(a[0])-1]))
print('%0.0f'%sum(c))
tongdt=0
for i in range(1,len(c)-1):
    tongdt+=dientich(c[0],c[i],c[i+1])
print('%0.0f'%tongdt)

Chú ý: bài tập chỉ mang tính chất tham khảo nhen các bạn! bạn nào có cách giải hay hơn hoặc có thắc mắc xin hãy để lại bình luận phía dưới mình sẽ giải đáp ạ ! xin chân thành cảm ơn !

Nếu bạn thấy hay ! xin bạn 1 phút ! vui lòng đánh giá 5 sao cho trang website của chúng tôi ! để có động lực làm thêm nhiều bài hay nữa ! cảm ơn quý khách nhé !

Giải đề 2 có đáp án thi HSG tin học python chuyên tin Tiền Giang năm 2024 – 2025

Đề thi HSG chuyên tin tiền giang 2024 - 2025

10 đề thi đáp án thi Python

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học Python online từ cơ bản đến nâng cao

  • Hotline: 093.717.9278 ( Gặp Tấn Dân Cử Nhân Công Nghệ Thông Tin)
  • Website: vitinhtandan.com
  • Email: vitinhtandan@gmail.com